Đặc sản Tuyên Quang
Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Tuyên Quang
(Chuyên mục: Đặc sản Tuyên Quang)
Tuyên Quang có 1 thành phố và 6 huyện, bao gồm:
+ Thành phố Tuyên Quang
+ Huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên, huyện Lâm Bình, huyện Na Hang, huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn.
Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Tuyên Quang:
Cam sành Hàm Yên: Cam sành đã được trồng từ rất lâu đời trên đất Hàm Yên và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của huyện. Cam được trồng trên núi cao, khí hậu mát mẻ, cho vị ngọt mát. Đây là loại cam có giá trị dinh dưỡng cao: hàm lượng đường trên 10%; hàm lượng vitamin C từ 40 – 90 mg/100g cam tươi. Ngoài ra, cam sành Hàm Yên còn có thành phần axit hữu cơ, axit có hoạt tính sinh học cao, các chất khoáng và dầu thơm tốt cho sức khỏe con người. (Chuyên mục: Đặc sản Tuyên Quang)
Rượu ngô Na Hang: Chỉ cần một nhấp rượu ngô Na Hang, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể. Nó ngấm vào từng đường gân, thớ thịt mà lần sau chỉ cần nghe đến tên thôi, bạn đã thấy khao khát được thưởng thức. Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là ngô thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 20 loại thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp… (Chuyên mục: Đặc sản Tuyên Quang)
Bánh gai Chiêm Hóa: Đến huyện Chiêm Hóa, du khách sẽ không thể quên món bánh gai. Bánh gai được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tươi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn. Muốn có chiếc bánh thơm ngon, phải chọn gạo nếp cái hoa vàng, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh qua đêm, sau đó để ráo nước và xay thành bột. Lá gai phơi khô tước bỏ hết gân, thái nhỏ, đem luộc rồi vắt kiệt nước, xay nhuyễn, trộn với bột và mật mía làm vỏ bánh. Hương vị của lá gai quyện vào mùi thơm của gạo nếp với lá chuối khô, tạo nên hương vị rất đặc trưng. (Chuyên mục: Đặc sản Tuyên Quang)
Cá chiên và cá bỗng trên sông Lô: Trước đây, nhiều bà con làm nghề chài lưới trên sông Lô còn bắt được những con cá chiên nặng 40-50kg. Tuy nhiên, loài cá này rất chậm lớn lại bị đánh bắt theo kiểu huỷ diệt nên càng ngày hiếm, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng. Rất may, nhờ sự sáng tạo của người dân, hai loài cá quý này đã được thả nuôi trong lồng. Những loài cá này ưa nơi nước chảy nên dọc tuyến sông Lô từ thị xã Tuyên Quang tới Na Hang, hiện có khoảng 400-500 lồng nuôi cá bỗng, cá chiên. Nếu có dịp thưởng thức món gỏi làm từ cá bỗng thì không gì bằng, cá bỗng để chế biến món gỏi phải là cá nuôi được 1,5-2 năm, trọng lượng đạt 2,5 – 3kg, thịt chắc. Khi mổ, để thịt cá trắng mà không bị thâm, người ta thường cắt phần đuôi hay phần gáy của cá cho chảy hết máu, sau đó rửa sạch để ráo nước. Thịt cá lọc ra ngâm trong nước được chế từ quả tai chua. Đặc biệt, món gỏi cá bỗng được chế biến theo cách của đồng bào địa phương rất ngon mà không cần tới thính gạo. Phần xương cá băm nhỏ, rang vàng, tán mịn rồi trộn đều với lạc rang giã rối, ăn cùng những lát cá thái mỏng kèm theo gia vị, rau thơm và các loại lá rừng như sung, sấu, vón vén… Để có được một bát nước chấm gỏi cá hấp dẫn, ngoài những gia vị quen thuộc như muối rang, hành củ nướng chín, tỏi, ớt, tiêu, chanh thì hạt dổi hay hạt xẻn là một trong những gia vị không thể thiếu khi thưởng thức món đặc sản này. Gắp một lát cá bỗng trắng phau, lăn qua chút bột mịn vàng làm từ xương cá, thêm vài hạt lạc rang đem gói cùng rau rừng, chấm với nước gia vị sanh sánh có đủ vị chua, cay, ngọt, bùi, bạn sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo của gỏi cá bỗng cũng như tấm lòng thơm thảo của người dân nơi đây. (Chuyên mục: Đặc sản Tuyên Quang)
Gạo thơm và vịt bầu Tuyên Quang: Ở huyện Hàm Yên của Tuyên Quang có một thứ đặc sản mà ai đến đây cũng khó chối từ, đó là các món ăn chế biến từ vịt bầu Minh Hương. Vịt bầu, còn gọi là vịt suối có thể chế biến thành món luộc, quay, hấp hoặc om với sấu thì ngon không cưỡng nổi. Cũng là những con vịt có bộ lông màu xám, cũng gạo bao thai lùn nhưng sao miếng thịt lại ngọt ngào, béo ngậy và hạt gạo lại dẻo thơm khác thường đến thế? Người dân ở đây nói rằng, vịt Minh Hương ngon là do được nuôi dưới suối. Con suối này dài hơn 10km, bắt nguồn từ đại ngàn Cham Chu. Dòng suối trong mát quanh năm, dọc theo hai bên bờ suối, gia đình nào cũng nuôi vài chục con vịt bầu. Thức ăn cho vịt cũng đơn giản, ngoài cám, thóc, chủ yếu là tôm, cua, ốc bắt được dưới suối. Vịt bầu cái lông vằn, chân ngắn, con trưởng thành nặng 1,8 – 2kg. Vịt bầu đực đầu xanh biếc, nặng 2 – 2,5kg/con. Gạo ở đây ngon, dẻo, có vị thơm riêng biệt nhờ được tưới bằng nước suối Minh Hương trong vắt. Những ngày du lịch Tuyên Quang, bạn nhớ ghé thăm động Tiên và thưởng thức món vịt bầu Minh Hương cùng thứ gạo dẻo thơm đặc biệt của vùng đất này. (Chuyên mục: Đặc sản Tuyên Quang)
Bánh khảo: Bánh khảo là món bánh truyền thống của đồng bào Tày trong dịp Tết Nguyên đán. Bánh khảo làm rất công phu, nên trước Tết khoảng nửa tháng, chị em trong các gia đình người Tày lại cùng nhau làm bánh. Gạo chọn làm bánh khảo phải là loại gạo nếp ngon, được sàng sảy hết tấm và vo sạch. Để bánh khảo có được độ mềm, mỡ phải được pha với chút nước rồi đun sôi, sau đó đổ gạo vào rang cho thơm, vàng là được. Gạo được rang chín, nghiền thành bột, lót lá chuối ủ từ 3 đến 5 ngày hoặc có thể đến 7 ngày, 15 ngày. Để càng lâu, bột càng tơi xốp, bánh sẽ ngon hơn. Bột sau khi ủ được trộn với đường kính, 1 kg bột tương ứng với 1 kg đường. Đường có thể giã nhỏ, mịn hoặc đun sôi với chút nước để nguội rồi trộn với bột, vò cho đến khi bột có độ mềm và bông. Cuối cùng, cho bột vào khuôn hình chữ nhật dài chừng hơn chục phân, có độ dày 4 – 5 cm ép chặt, được gói vào giấy xanh, đỏ, tím, vàng cho đẹp mắt. Bánh khảo đạt yêu cầu là khi ăn có vị ngọt, béo, bánh không bị vỡ. (Chuyên mục: Đặc sản Tuyên Quang)
Bánh mật: So với bánh khảo của dân tộc Tày thì bánh mật của dân tộc Cao Lan làm đơn giản hơn rất nhiều. Gạo nếp vo sạch, ngâm rồi xay thành bột. Cứ 2 kg bột trộn với 1 kg mật mía, nhào đều (để có được mật mía ngon, chất lượng, trước đây, hầu hết gia đình người dân tộc Cao Lan nào cũng trồng mía để ép và nấu mật mía). Bột và mật trộn đều xong, được chia thành từng quả nhỏ, cho nhân gồm đỗ xanh nấu chín trộn chút đường, mỡ, dừa nạo… vào từng quả, gói với lá chuối sau đó đem luộc chín. Trước kia, người dân tộc Cao Lan chỉ làm bánh mật để thắp hương. Ngày nay, còn rất nhiều gia đình giữ được nét văn hóa đó, nhưng có gia đình lại làm bánh gai thay cho bánh mật. Bánh được thắp hương một phần, phần còn lại để mời khách và làm quà biếu cho người thân, trẻ nhỏ. (Chuyên mục: Đặc sản Tuyên Quang)
Bánh nẳng: Cũng như bánh chưng, bánh nẳng là món bánh không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của đồng bào Dao. Loại bánh này tuy được nhiều dân tộc khác làm vào các dịp lễ, tết khác trong năm nhưng đối với người Dao, bánh nẳng thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nguyên liệu làm bánh nẳng là gạo nếp được ngâm với nước tro. Bánh nẳng ngon hay không phụ thuộc chủ yếu vào tro. Các loại cây như cây bưởi, cây mận, cây nhớt… và một số loại cây khác trên rừng được bà con tìm về, đốt cho đến khi thành tro. Để có một bát loa tro phải mất khá nhiều củi và chỉ có thể làm được 3 kg gạo. Tro ngâm với nước, sau đó chắt lấy nước trong. Đun sôi nước này, rồi để nước âm ấm thì đổ vào ngâm với gạo nếp vài tiếng đồng hồ trước khi đem gói. Lá măng mai, lá dong hay lá chít đều có thể dùng gói bánh. Nhưng lá chít gói bánh nẳng là ngon nhất. Bánh gói xong, đem luộc càng lâu càng tốt, ít nhất 5 tiếng đồng hồ. Bánh nẳng có màu vàng như mật, có vị đậm, mát, khi ăn chấm với mật mía hoặc đường. (Chuyên mục: Đặc sản Tuyên Quang)
Ngoài ra Tuyên Quang còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: Cơm lam, thịt trâu khô, xôi ngũ sắc, mắm cá ruộng, nấm hương, măng rừng, mật ong rừng,…
Đặc sản và phong cảnh là hai trong những yếu tố quan trọng nhất khiến con người đam mê du lịch, thích khám phá và chinh phục. Ai xa quê cũng nhớ về quê hương da diết, nhớ món ăn đặc sản hay tiếng nói thân thuộc quê mình, thiết nghĩ đặc sản các vùng miền cần phải được giới thiệu rộng rãi với mọi người nhiều hơn, đặc biệt với du khách nước ngoài khi đến du lịch Việt Nam. Do đó mình thực sự mong muốn một “Siêu Thị Đặc Sản TRĂM TRONG MỘT” – Nơi để mọi người ai có đặc sản quê ngon nhất, sạch nhất và giá tốt nhất để trao đổi cùng nhau.
Chúc mọi người vui, khỏe và đam mê khám phá hết những đặc sản của quê hương Việt Nam.